ĐAU RĂNG_BẤM HUYỆT CHỮA RẤT CÔNG HIỆU

Homepage Besucherzähler ► Trở về trang chủ   http://www.besucherzaehler-counter.de    
CÁCH BẤM HUYỆT CHỮA ĐAU RĂNG RẤT CÔNG HIỆU
Cách bấm huyệt chữa đau răng rất công hiệu. Nếu không được điều trị, bệnh có thể gây các biến chứng như viêm tủy răng, viêm quanh cuống răng với các cơn đau dữ dội. Sâu răng còn có thể gây viêm hạch, viêm tủy xương, thậm chí gây nhiễm trùng huyết. 
CÁCH BẤM HUYỆT CHỮA ĐAU RĂNG
Hàm răng giúp chúng ta ăn uống được bình thường nhằm cung cấp năng lượng cho các hoạt động và tu bổ cho các cơ quan của cơ thể. Song, qua nhiều năm hàm răng đã bị hao mòn và suy yếu. Vì vậy việc bảo vệ giữ gìn hàm răng đảm bảo chức năng tiêu hoá là vấn đề cần được quan tâm. Ngoài phương pháp chữa trị của bác sĩ nha khoa, YHCT cũng có các phương pháp hỗ trợ điều trị. Sau đây xin giới thiệu phương pháp day bấm huyệt giúp giảm đau răng và làm răng chắc khỏe, bạn đọc có thể tham khảo áp dụng.

Gõ răng: Trước hết, gõ răng cửa phía trên, dưới; sau gõ răng bên phải, bên trái. Khi gõ, ngậm hai hàm răng lại, gõ vừa phải, mỗi lần gõ 30 - 50 lần.

Day huyệt hạ quan: dùng ngón tay giữa áp vào huyệt hạ quan. Ban đầu dùng một ngón tay, sau có thể dùng hai ngón tay (ngón trỏ và ngón giữa) đồng thời day vào huyệt hạ quan, mỗi bên 50 lần.
 khoảng trống chỗ khớp nối. Huyệt ở phía dưới chỗ gặp nhau của xương hàm trên và xương hàm dưới, khi hoạt động, chỗ này giống như cái khớp làm cho hàm chuyển động, vì vậy gọi là Hạ Quan. .
Day huyệt giáp xa:
Bildergebnis für Huyệt Giap Xa Vị Trí:
Cắn chặt răng lại, huyệt ở trước góc hàm và ở trên bờ dưới xương hàm dưới 1 khoát ngón tay, đè vào chỗ trũng có cảm giác ê tức.

Dùng ngón tay giữa ấn vào huyệt giáp xa, mỗi bên day 50 lần.
Bấm huyệt hợp cốc:

Khép chặt hai ngón tay cái và ngón tay trỏ, huyệt nằm ở điểm cao nhất của khối cơ nổi lên giữa hai xương bàn tay 1 và 2.
Chú ý:
- Để đạt được hiệu quả giảm đau tốt nhất, cần tiến hành thủ thuật đúng phương pháp với một lực tương đối mạnh (người bệnh chịu được), có thể tiến hành vài ba lần, mỗi lần cách nhau chừng vài giờ.

Dùng ngón tay cái bấm vào huyệt hợp cốc mỗi bên 10 lần.
Day huyệt thái khê:

Huyệt Thái khê nằm ở trung điểm lõm giữa mắt cá trong và gót chân, gần với đầu mắt cá trong.
Dùng ngón cái day huyệt thái khê mỗi bên khoảng 100 lần.
Chú ý:
- Để đạt được hiệu quả giảm đau tốt nhất, cần tiến hành thủ thuật đúng phương pháp với một lực tương đối mạnh (đương nhiên là người bệnh phải chịu được), có thể tiến hành vài ba lần, mỗi lần cách nhau chừng vài giờ.

Đau răng là một bệnh lý về răng miệng, khi bạn bị đau răng nên cần phải được điều trị sớm làm cho cơn đâu nhanh chóng biến mất. Tất nhiên, bạn phải phải đi đến bác sĩ nha khoa , nhưng trước khi bạn đến bác sĩ khám, bạn cần phải biết cách làm giảm đau nhức để làm giảm bớt khó chịu. Và thực tế, có những mẹo giảm đau nhức răng rất hiệu quả mà bạn không phải uống bất kỳ loại thuốc giảm đau nào. Những biện pháp rất đời thường và giảm đau hiệu quả.
Nén bằng thuốc giảm đau
Đây là cách giảm đau nhức răng tức thời khi bạn đang trong cơn đau khó chịu. Việc nén thuốc giảm đau thường gồm có bông gòn hoặc gạc y tế được ngâm với các thành phần thuốc giảm đau. Sau đó, bạn có thể nhẹ nhàng nén ép xuống chỗ đau răng hoặc nhẹ nhàng để bông gòn thấm thuốc giảm đau trên nó và dùng lực hai hàm răng cắn lại.
Sử dụng than củi hoạt tính pha với nước
Hoạt tính than củi pha với nước với một lượng vừa đủ để tạo thành một keo dán sền sệt. Sau khi bạn thực hiện được điều này, bạn hãy đặt nó trên miếng gạc hoặc một miếng bông gòn cắn nhẹ nhàng xuống từng chút một.
Nén bằng dầu đinh hương
Tinh dầu đinh hương có tính chất kháng khuẩn, làm giảm đau. Để làm giảm đau răng từ dầu đinh hương, trước khi sử dụng bạn cần phải pha loãng với dầu ô liu. Bởi vì nếu không được pha loãng, dầu đinh hương có thể gây bỏng miệng, thiệt hại răng miệng và ảnh hưởng đến thần kinh trong miệng. Vì vậy, bạn hãy pha trộn hai loại tinh đầu này theo đúng với công thức tỉ lệ là 2 đến 3 muỗng cà phê đinh hương pha loãng với 1/4 muỗng cà phê dầu ô liu. Nhúng một miếng bông gòn trong hỗn hợp và nhẹ nhàng cắn xuống trên răng bị đau.
Sử dụng dầu cây oregano
Dầu cây oregano có các tính chất giống như dầu cây đinh hương như: sát trùng, giảm đau. Vì vậy đây là một liệu pháp đặc biệt hiệu quả nếu bạn bị một nhiễm trùng răng miệng trong miệng.
Chườm lạnh 2 bên má
Một trong những biện pháp phổ biến nhất mà thường bị bỏ qua đó là áp dụng đá lạnh để ở các bên của khuôn mặt nơi có răng bị đau. Điều này có thể làm giảm đau nhức răng và giảm sưng.
Nhai lá ổi
Lá ổi có chứa hợp chất astringents rất tốt trong việc chữa trị các bệnh như tiêu chảy hay lỵ. Hợp chất này làm cho nướu răng của bạn chặt chẽ hơn, sáng hơn và làm giảm đau nhức răng khi bạn nhai lá ổi. Nếu không có cây ổi, bạn có thể tìm đến một loại đồ uống có rượu mạnh hoặc một nước súc miệng có chứa rượu để giảm đau và chống nhiễm trùng.
Nếu như những biện pháp nêu trên không giúp bạn thoát khỏi cơn đau răng, thì tốt nhất bạn nên "ghé thăm" bác sĩ nha khoa để được tư vấn thăm khám.
Sâu răng và cách điều trị
Sâu răng là một bệnh mạn tính phổ biến. Tuy y học đã phát triển nhiều, vệ sinh răng miệng đã được thực hiện rộng rãi nhưng tỷ lệ bệnh sâu răng vẫn ngày càng tăng ở các nước phát triển (90%, thậm chí 100% dân số).
Chẩn đoán sâu răng thường dựa vào các triệu chứng:
- Nhìn thấy lỗ sâu: Thường là thương tổn men và ngà răng. Nếu dùng que nạo ngà, lấy hết vụn bẩn thức ăn trong lỗ sâu, sẽ thấy đáy lỗ sâu rộng hơn miệng lỗ.
- Đau buốt khi kích thích: Khi thức ăn lọt vào lỗ sâu, khi ăn nóng, lạnh, ngọt..., bệnh nhân sẽ đau buốt; hết tác nhân kích thích sẽ hết đau.
- Nếu thấy răng có lỗ sâu mà đau thành cơn kéo dài khoảng 10 phút rồi dịu dần thì đó là dấu hiệu nhiễm trùng tủy răng. Lúc này, sự can thiệp của thầy thuốc là rất cần thiết.
Để điều trị sâu răng, cần nạo sạch ngà vụn, sát khuẩn lỗ sâu và hàn kín. Tùy theo vị trí của lỗ sâu, mức độ sâu và điều kiện kinh tế của từng bệnh nhân, bác sĩ sẽ chọn chất hàn phù hợp.
Để phòng sâu răng, không nên ăn vặt, nhất là thức ăn có đường; tăng cường thức ăn có nhiều chất xơ như rau, táo, cam... Cần tăng cường chất lượng tổ chức cứng của răng bằng cách: người mẹ mang thai ăn uống tốt, nhất là cung cấp đủ canxi và vitamin; trẻ em cần chống còi xương, suy dinh dưỡng vì điều này ảnh hưởng tới sự phát triển của răng. Vitamin D, fluor là chất vi lượng rất quan trọng để nâng cao chất lượng tổ chức cứng của răng.
Về vệ sinh răng miệng, cần chải răng đúng cách với kem chứa fluor, tốt nhất là sau bữa ăn. Nếu chải 1 lần/ngày thì nên làm vào buổi tối trước khi đi ngủ. Lấy cao răng định kỳ 6 tháng/lần.

http://baohan.de/
http://khituoidacao.blogspot.com/


1 Kommentar: