Chế độ ăn hạ đường trong máu

Warensicherung   Trở về trang chủ  https://www.counter-zaehler.de
Lượng đường huyết (đường trong máu ) cao sẽ dẫn đến nhiều vấn đề về sức khỏe, đáng chú ý nhất là nguyên nhân gây ra bệnh tiểu đường, những người có tiền sử bệnh này càng phải chú ý nhiều hơn. Bệnh nhân tiểu đường cần phải có chế độ ăn uống hợp lý nhằm giảm thiểu tối thiểu lượng đường trong máu lên cao quá hoặc xuống quá thấp. Những người đã từng bị tiểu đường hoặc huyết thống có người bị bệnh này cần đề phòng, có thể làm giảm mức đường trong máu bằng chế độ ăn của họ . Còn nếu bạn đã mắc bệnh tiểu đườngchế độ ăn uốngvà luyện tập sẽ không giúp bạn khỏi bệnh, lúc này uống thuốc là lựa chọn tốt nhất đối với bạn.

BƯỚC 1 : LỰA CHỌN THỰC PHẨM :

1. Hiểu được tầm quan trọng của việc lựa chọn thực phẩm : Việc chọn thực phẩm đối với bữa ăn hàng ngày rất quan trọng, nhiều người lựa chọn sai sẽ gây ra việc tăng dần hoặc tăng đột ngột lượng đường huyết trong cơ thể. Có nhiều loại tinh bột sẽ làm tăng lượng đường trong máu của bạn từ từ trong khi đó cũng có nhiều loại tinh bột đường sẽ gây ra sự gia tăng nhanh chóng của lượng đường trong máu
2. Lựa chọn thực phẩm tinh bột tốt cho sức khỏe : Tất cả thực phẩm có tinh bột nào cũng chuyển thành đường trong máu, tạo năng lượng cho cơ thể, nhưng chúng ta phải chọn thực phẩm làm sao để tránh quá trình chuyển hóa đường này diễn ra quá nhanh. Đường và tinh bột trong bánh mì trắng, ngô,…được chuyển đổi nhanh nhất, trong khi đó tinh bột trong các loại trái cây, rau, ngũ cốc, các loại đậu, sữa ít chất béo,..được chuyển đổi chậm hơn, đây là các thực phẩm tinh bôt nhiều năng lượng cho bất cứ ai, đặc biệt dành cho những người tránh lượng đường trong máu cao, hãy kết hợp những thực phẩm này kèm theo protein trong bữa ăn hàng ngày của bạn.
3. Ăn nhiều chất xơ : Chất xơ làm sạch cơ thể của bạn và kiếm soát lượng đường trong máu, hầu hết các loại rau đều có chất xơ,đặc biệt là rau xanh. Nhiều loại trái cây, các loại hạt, các loại đậu cũng giàu chất xơ. Chất xơ hòa toàn rất quan trọng trong việc duy trì sức khỏe tốt, chất xơ hòa tan được tìm thấy ở các loại đậu, các loại hạt, yến mạch,…
4. Ăn cá tối thiểu 2 lần mỗi tuần : Cá có protein không ảnh hưởng đến lượng đường trong máu, cá cũng có ít chất béo và ít cholesterol hơn thịt và gia cầm. Nhiều loại cá có nồng độ cao axit béo Omega-3 có lợi ích cho tim mạch như cá hồi, cá thu, cá trích,…Tuy nhiên nên tránh các loại cá có nồng độ thủy ngân cao dễ gây ngộ độc như cá kiếm, cá thu Vua,…
5. Ăn nhiều yến mạch hơn : Ăn yến mạch không đường giúp làm giảm quá trình chuyển hóa đường vào máu của bạn, hơn nữa nó còn giúp giải phòng bớt lượng đường này đi một cách từ từ,.. Một số loại đậu cũng có tác dụng tương tự. Nhiều người cơ thể chưa thích nghi với loại thực phẩm này gây ra khó tiêu nhưng đừng lo, một khi cơ thể của bạn đã thích nghi với yến mạch, sẽ không còn vấn đề nào nữa

6. Chọn các loại rau không tinh bột : Cải bó xôi (rau chân vịt), súp lơ xanh, đậu xanh,… là những thực phẩm không tinh bột tuyệt vời mà bạn có thể lựa chọn. Những thực phẩm này rất ít hoặc không có tinh bột nên không làm ảnh hưởng đến lượng đường trong cơ thể bạn. Tuy nhiên cũng cần phải bổ sung thực phẩm có tinh bột nhưng có lợi như yến mạch, các loại đậu,…
7. Bổ sung dâu tây : Nếu bạn là người hay thèm ngọt, hãy chọn dâu tây. Mặc dù có vị ngọt nhưng dâu tây có rất ít đường và tinh bột nên không làm tăng đáng kể lượng đường trong máu. Dâu tây còn chứa nhiều nước, giúp bạn no lâu hơn và làm giảm mức độ thèm ngọt của bạn về sau.
8. Uống nhiều nước lọc: Soda, nước ngọt và nước trái cây làm tăng lượng đường trong máu của bạn một cách nhanh chóng, hãy thay thế chúng bằng nước lọc đun sôi để nguội hoặc nước suối sẽ giúp giảm đáng kể lượng đường của bạn. Nếu cảm thấy nhàm chán với nước lọc, hãy thử pha nước chanh, nước cam, nước dâu tây,..sẽ không làm tăng lượng đường trong cơ thể của bạn. Hãy uống nhiều nước, 6-8 ly nước mỗi ngày và hạn chế sử dụng nước trái cây.
9. Thêm quế vào thức ăn của bạn : Các chuyên gia đã làm thí nghiệm và tin rằng, quế giúp làm giảm lượng đường trong máu, đặc biệt tốt với bệnh nhân tiểu đường
cachhaduongtrongmau

BƯỚC 2 : LẬP KẾ HOẠCH KHOA HỌC:

1. Nên biết bạn cần thiêu thụ bao nhiêu calo mỗi ngày : Ăn đúng số lượng calo cho cơ thể sẽ giúp bạn hạn chế nguồn năng lượng dư thừa của cơ thể dẫn đến lượng đường quá nhiều trong máu.Nếu bạn là một người phụ nữ nhỏ muốngiảm cân hoặc không tập thể dục nhiều thì một ngày bạn nên hấp thụ 1200 đến 1600 calo. Nếu bạn là một người phụ nữ lớn muốn giảm cân , hoặc những người đàn ông nhỏ, không tập thể dụng nhiều thì một ngày nên hấp thụ 1600 – 2000 calo. Nếu bạn là một người đàn ông lớn , hoặc tập thể dục nhiều, 2000 – 2400 calo là một sự lựa chọn tốt.
2. Thay đổi thực đơn : Hãy chọn những thức ăn tốt cho bạn như BƯỚC 1 thay vì cứ duy trì bữa ăn có hại cho cơ thể.
3. Kiểm tra chỉ số đường huyết : Bạn nên đo lượng đường trong máu thường xuyên để đảm bảo kiếm soát được cơ thể bạn, đưa ra quyết định đúng đắn cho mỗi bữa ăn
cachhaduongtrongmau

Keine Kommentare:

Kommentar veröffentlichen