Thần dược Quế Chi Tiếng Đức là Zimt


http://besucherzähler-counter.com   Trở về trang chủ  
 Quế chi Tiếng Đức là Zimt
Quế chi - Thần dược cho bệnh nhân bị bệnh khớp-tiểu đường-tim mạch
Từ xa xưa, quế chi đã được coi là thành phần không thể thiếu trong các bài thuốc đông y trị khớp. Đặc biệt, đây chính là lời giải cho bài toán chữa khớp cho những bệnh nhân bị cả tiểu đường, tim mạch.
Quế có tên khoa học là Cinnamomumn cassia.BL. Trong các bộ phận của cây quế như vỏ, lá, hoa, gỗ, rễ đều có chứa tinh dầu, đặc biệt trong vỏ có hàm lượng tinh dầu cao nhất, có khi đạt đến 4 – 5%.
Quế cành thu hái vào mùa hè, phơi khô. Lá và vỏ dùng cất tinh dầu. Cành quế đầu nhỏ, vót thì gọi là quế tiêm, cành nhỏ vừa là quế chi. Vỏ quế gọi là quế thông. Quế thông gọt bỏ vỏ thô bên ngoài, lấy lớp trong gọi là quế tâm. Quế bóc ở thân, cành to, dày gọi là quế nhục.
Các công dụng chữa bệnh của quế
1. Giảm cholesterol: Các nghiên cứu đã chỉ ra rằng chỉ cần dùng nửa thìa quế trong bữa ăn hàng ngày có thể giúp giảm lượng cholesterol. Quế cũng giúp giảm lượng cholesterol LDL xấu và triglycerids (acid béo trong máu).
2. Giảm lượng đường máu và trị bệnh tiểu đường tuýp 2: Nhiều nghiên cứu đã chỉ ra rằng dùng nửa thìa quế mỗi ngày giúp cải thiện mức độ nhạy cảm insulin và điều chỉnh lượng glucose trong máu. Khi mức insulin được cải thiện, cân nặng và bệnh tim mạch sẽ được kiểm soát.
3. Bệnh tim mạch: Quế giúp củng cố sức khỏe hệ tim mạch vì thế tránh cho cơ thể khỏi các rắc rối liên quan tới tim mạch. Cho 1 lượng quế nhỏ khi chế biến đồ ăn rất tốt cho những người mắc bệnh động mạch vành và bệnh cao huyết áp.
4. Chống ung thư: Nghiên cứu được công bố bởi Bộ Nông Nghiệp Mỹ cho thấy quế có tác dụng khống chế sự sinh sôi của các tế bào ung thư. Ngoài ra, chất xơ và canxi trong quế giúp loại bỏ các dịch mật thừa, ngăn ngừa những ảnh hưởng không tốt với tế bào ruột, từ đó giảm nguy cơ ung thư ruột kết. 
5. Ngừa sâu răng và sạch miệng: Quế từ lâu đã được biết đến là một trong những thảo dược có tác dụng điều trị sâu răng và hơi thở có mùi. Chỉ cần nhai một mẩu quế nhỏ hay súc miệng với nước quế cũng giúp sạch miệng và mang lại hơi thở thơm tho. 
6. Bổ não: Quế kích thích hoạt động của não như một loại thuốc bổ, giúp loại trừ sự căng thẳng thần kinh cũng như suy giảm trí nhớ. Các nghiên cứu cũng chỉ ra rằng ngửi quế làm tăng nhận thức, trí nhớ hiệu quả, tăng khả năng tập trung và nhạy bén.
7. Giảm các bệnh truyền nhiễm: Với khả năng chống khuẩn, chống nấm, chống vi rút, chống các vật ký sinh và là chất khử trùng nên quế rất hữu hiệu trong việc chống viêm nhiễm cả bên trong và ngoài. Quế được xem là rất hiệu quả trong việc chống lại bệnh nấm âm đạo, nấm vòm họng. ngừa bệnh viêm nhiễm vùng âm đạo, nhiễm trùng vòm họng, loét dạ dày và chấy trên đầu.
Trong quế có chứa nhiều hợp chất chống viêm có tác dụng giảm đau và viêm do bệnh thấp khớp gây ra.
8. Dễ chịu trong kỳ nguyệt san: Quế rất tốt cho phụ nữ, giúp giảm thiểu chứng chuột rút và những khó chịu khác trong thời gian nguyệt san. 
9. Giảm đau do chứng viêm khớp: Trong quế có chứa nhiều hợp chất chống viêm có tác dụng giảm đau và viêm do bệnh thấp khớp gây ra. Nghiên cứu của trường ĐH Copenhagen cho thấy: nếu dùng nửa thìa bột quế và 1 thìa mật ong mỗi sáng sẽ giúp giảm đau khớp đáng kể (sau 1 tuần sử dụng) và có thể đi lại không đau (sau 1 tháng dùng). 
10. Tốt cho hệ tiêu hoá: Cho quế vào món ăn hàng ngày giúp tiêu hoá tốt vì giúp giảm bớt lượng khí gaz trong dạ dày. Quế rất hiệu quả với chứng khó tiêu, buồn nôn, rối loạn dạ dày, tiêu chảy và chứng đầy hơi. 
11. Giảm viêm đường tiết niệu: Những người ăn quế đều thì nguy cơ bị viêm nhiễm đường tiết niệu rất thấp. Quế giúp lợi tiểu tự nhiên và hỗ trợ bài tiết nước tiểu. 
12. Chống nghẽn mạch: Hợp chất cinnamaldehyde trong quế rất hiệu quả trong việc ngăn ngừa máu vón cục vì thế rất tốt với những ngườI bị bệnh tim mạch. 
13. Giảm đau đầu và chứng đau nửa đầu: Đau đầu do đi ngoài trời gió lạnh nhiều sẽ được điều trị bằng việc đắp hỗn hợp mỏng bột quế trộn với nước lên vùng trán và thái dương. 
14. Ngừa mụn và mụn đầu đen: Quế giúp loại bỏ các chất độc trong máu vì thế rất hữu hiệu trong việc giảm mụn. Dùng hỗn hợp bột quế và vài giọt nước cốt chanh đắp lên những vùng bị mụn và mụn đầu đen sẽ có hiệu quả.
15. Tăng cường lưu thông máu: Quế giúp làm sạch thành mạch máu và tăng cường lưu thông máu, đảm bảo cung cấp đủ ôxy cho các tế bào trong cơ thể, tăng cường trao đổi chất, giảm nguy cơ mắc bệnh tim. 
16. Giảm đau cơ và đau khớp: Những người ăn quế đều hàng ngày thấy giảm đau các cơ và khớp, tăng cường sự dẻo dai của các cơ và khớp xương. 
17. Cải thiện hệ miễn dịch: Hỗn hợp mật ong và quế rất tốt giúp tăng cường hệ miễn dịch, giảm mệt mỏi, làm chậm quá trình lão hoá và kéo dài tuổi thọ.

Cà phê
Quế kích thích hoạt động của não như một loại thuốc bổ, giúp loại trừ sự căng thẳng thần kinh cũng như suy giảm trí nhớ.

Tên và nguồn gốc
+ Tên thuốc: Quế chi.
+ Tên khác: Liễu quế (柳桂)
+ Tên Trung văn: 桂枝 GUIZHI
+ Tên Anh Văn: CassiaTwig
+ Tên La tinh: 1.Cinnamomum cassia Presl[Laurus cinnamomum Andr.;L.cassia C.G.et Th.Nees]2.Cinnamomum cassia Presl var.macrophyllum Chu
+ Nguồn gốc: Là cành non của Nhục quế thực vật họ Chương (Lauraceae).

Công dụng và chủ trị

Phát hãn giải cơ, ôn kinh thông mạch. Trị phong hàn biểu chứng, vai lưng khớp chân tay đau nhức, hung tý đàm ẩm, kinh bế trưng hà.
– Thành vô kỷ: Trị bôn đồn, hòa cơ biểu, tán hạ tiêu súc huyết. Lợi Phế khí.
– Y học khải nguyên: “Chủ trị bí quyết”: Trừ thương phong đau đầu, khai tấu lý, giải biểu, trừ phong thấp da.
– Bản thảo kinh sơ: Thực biểu trừ tà. Chủ lợi Can Phế khí, đau đầu, phong tý khớp xương co đau.
– Dược phẩm hóa nghĩa: Chuyên chạy lên phần trên vai cánh tay trên, có thể dẫn thuốc đến chổ đau, dùng trừ đàm ngưng huyết trệ ở khớp xương tay chân.
– Bản thảo bị yếu: Ôn kinh thông mạch, phát hãn giải cơ.
– Bản thảo tái tân: Ôn trung hành huyết, kiện Tỳ táo vị, tiêu thũng lợi thấp. Trị chứng tay chân phát lãnh làm tê, gân rút đau nhức, và ngọai cảm hàn lương v.v…

Kiêng kỵ

– Trung dược học: Bổn phẩm cay, ấm, trợ nhiệt, dễ tổn âm động huyết, phàm chứng ngọai cảm bệnh nhiệt, âm hư hỏa vượng, huyết nhiệt vọng hành v.v…đều nên kỵ dùng. Phụ nữ có thai và kinh nguyệt quá nhiều dùng thận trọng.
– Bản thảo tòng tân: Người âm hư, tất cả huyết chứng, không thể nhầm dùng.
– Đắc phối bản thảo: Âm hư huyết thiếu, vốn có huyết chứng, bên ngòai không có hàn tà, dương khí bên trong thịnh, 4 trường hợp đó đều cấm dùng.

Nghiên cứu hiện đại

  1. Thành phần hóa học: Bổn phẩm hàm chứa dầu bay hơi, thành phần chủ yếu của nó là cinnamyl aldehyde v.v…Ngòai ra còn hàm chứa phenols, organic acid, amylase, glycoside, coumarin và tannin v.v… (Trung dược học).
  2. Tác dụng dược lý:
Thuốc sắc nước Quế chi và aldehyde vỏ quế (cinnamyl aldehyde) có tác dụng hạ nhiệt độ, giải nhiệt. Thuốc sắc Quế chi và cồn etylic đối với cầu chùm sắc vàng kim, khuẩn cầu chùm sắc trắng, trực khuẩn thương hàn, chân khuẩn thường gây bệnh ngòai da, trực khuẩn lỵ, vi trùng Salmon viêm ruột, vi khuẩn phẩy (vibrio) hoắc lọan, vi rút cúm v.v…đều có tác dụng ức chế. Dầu vỏ Quế, aldehyde vỏ Quế (cinnamyl aldehyde) đồi với trực khuẩn lao có tác dụng ức chế, dầu vỏ Quế có tác dụng kiện vị, hõan giải co rút đường ruột bao tử và lợi niệu, cường tim v.v… Aldehyde vỏ Quế (cinnamyl aldehyde) có tác dụng giảm đau, trấn tĩnh, chống kinh quyết. Dầu bay hơi có tác dụng cầm ho trừ đờm (Trung dược học).

Bài thuốc cổ kim tham khảo

+ Phương thuốc 1: Quế chi thang.
– Công hiệu: Cay ấm giải biểu, điều hòa dinh vệ.
– Chủ trị: Cảm mạo phong hàn biểu hư chứng, chứng thấy phát sốt đau đầu, mồ hôi ra sợ gió, mũi chảy nước trong hoặc hắt hơi nôn khan, miệng không khát, rêu lưỡi trắng mỏng, mạch phù hõan.
– Thành phần: Quế chi 3 chỉ, Bạch thược 3 chỉ, Chích cam thảo 1,5 chỉ; Sinh khương 3 chỉ, Táo 4 trái.
– Cách dùng: Sắc nước uống. Sau khi uống có thể uống nước sôi hoặc chút ít cháo lõang, mùa đông nên đắp chăn giữ ấm, để trợ sức thuốc, làm cho người bệnh ra chút ít mồ hôi, nhưng không được ra mồ hôi nhiều dầm dề.

– Lâm sàng vận dụng:

  1. Bổn phương được ứng dụng rộng rãi, không những dùng trị cảm mạo phong hàn biểu hư chứng, mà còn dùng trị tạp bệnh thông thường biểu hư tự ra mồ hôi, hoặc phụ nữ có thai lợm lòng, do khí huyết không hòa, Tỳ Vị hư nhược gây ra, cũng có thể dùng bổn phương điều trị.
  2. Phong thấp khớp xương đau nhức, có thể dùng bổn phương gia Uy linh tiên, Tục đọan, Thạch nam đằng v.v…
  3. Bổn phương gia Cát căn, tên là Quế chi gia Cát căn thang, dùng trị chứng Quế chi thang kiêm có lưng cổ cứng.
  4. Bổn phương gia Hậu phác, Bắc hạnh nhân, có thể dùng trị chứng Quế chi thang kiêm ho suyễn.

– Chú ý sử dụng:

  1. Chứng biểu thực cảm mạo phong hàn, phát nhiệt sợ lạnh, không mồ hôi, mạch phù khẩn kỵ dùng.
  2. Người không sợ lạnh, chỉ phát sốt, có mồ hôi mà phiền khát, rêu lưỡi vàng khô, mạch họat sác cấm dùng.
(Trung y phương dược học)
+ Phương thuốc 2:
Dùng Quế chi, Hạnh nhân đều 15g; Bạch thược 30g; Sinh khương, Đại táo, Hậu phác đều 12g; Chích Cam thảo 10g làm phương cơ bản, gia giảm theo chứng, điều trị bệnh Tâm Phế hiệu quả rõ rệt.
(Tạp chí Trung y dược thực dụng, 2000, 5: 17)
+ Phương thuốc 3:
Điều trị huyết áp thấp nguyên phát, dùng Quế chi 20g, Chích cam thảo 10g làm phương cơ bản, khí hư gia Hùynh kỳ, huyết hư gia Đương qui, Âm hư gia Ngũ vị tử, Mạch đông,
(Tạp chí Trung y dược thực dụng, 2001, 6: 20)
+ Phương thuốc 4:
Dùng Quế chi, Hạnh nhân, Xuyên khung, Bạch thược đều 9g, Chích cam thảo, Chích hậu phác đều 6g, Táo 12 trái làm phương cơ bản, gia giảm theo chứng, điều trị trẻ con viêm phế quản có hiệu quả.
(Trung y Tứ xuyên 1998, 9: 42)
+ Phương thuốc 5:
Dùng Sài hồ 15g, Quế chi 10g, Can khương 8g, Hòang cầm 6g, Thiên hoa phấn 12g, Sinh mẫu lệ 15g, Chích cam thảo 6g làm phương cơ bản, điều trị viêm gan B mạn tính có hiệu quả (Học báo đại học y khoa Hà Bắc, 1999, 5: 310).
+ Phương thuốc 6:
Dùng Quế chi Phục linh hòan (Quế chi 10g, Phục linh 30g, Xích thược 15g, Đào nhân 15g, Đơn bì 15g) làm phương cơ bản, gia giảm theo chứng điều trị Xơ gan, hiệu quả tốt.
(Tạp chí Tỳ Vị Trung Tây y kết hợp Trung Quốc, 1998, 3: 190)
+ Phương thuốc 7:
Điều trị bệnh cột sống cổ, dùng Quế chi 12g, Bạch thược 15g, Cam thảo 10g, Sinh khương 10g, Đại táo 15g, Cát căn 20g làm phương cơ bản, gia giảm theo thể rễ thần kinh, thể giao cảm, động mạch cột sống, thể tủy sống, cùng phối hợp để dẫn.
(Trung y dược Phước kiến 2001, 1: 13).
+ Phương thuốc 8: Bổ Cốt Đương Tân thang
-Công năng chủ trị: Công năng ôn kinh thông lạc, ôn thận khu hàn. Chủ trị u xương sụn
-Thành phần phương thuốc:
Bổ cốt chỉ 15g, Đổ trọng 15g, Hạch đào nhân 25g, Uy linh tiên 50g, Tần giao 15g, Tế tân 5g, Xuyên ô 5g, Quế chi 10g, Đương qui 15g, Mộc hương 8g. Sắc uống.
-Biện chứng gia giảm: không
-Hiệu quả lâm sàng: Phương này trị 1 ca u xương sụn, bệnh khỏi, công tác khôi phục 8 năm.
-Nguồn gốc phương thuốc: Cốc Minh Tam.
-Ghi chú: Phương này do Thiệu Hữu Lâm chỉnh lý phát biểu. Trung y cho rằng thận khí khuy tổn, hàn ngưng huyết ứ tụ bên trong xương, là nguyên nhân sản sinh ra u xương. Trong phương dùng Bổ cốt chi, Đổ trọng, Hạch đào nhân ôn bổ Can Thận, cường tráng gân xương trị gốc của nó; Xuyên ô, Quế chi, Tế tân vào xương trục phong, ôn kinh tán hàn trị ngọn của nó; Đương qui dưỡng huyết khu phong, hoà doanh giảm đau; Mộc hương lý khí có công hiệu giúp hoạt huyết thông lạc. Tên phương này do người biên soạn đặt. (Từ Chấn Diệp).
+ Phương thuốc 8: Quế linh hoàn
-Thành phần: Quế chi, Phục linh, Đào nhân, Đơn bì, Xích thược, Miết giáp, Quyển bá, Ngãi diệp, Thanh bì, Xuyên đoạn, Hoàng kỳ đều 10g; Sinh mẫu lệ 30g, Hoàng bá 6g.
-Cách dùng: Tất cả nghiền thành bột, chế mật làm hoàn, mỗi hoàn nặng 10g, mỗi ngày 3 lần, mỗi lần 1 hoàn, liên tục uống 1 liệu trình, mỗi liệu trình là 1,5 ~3 tháng.Lúc kinh nguyệt tới thì ngừng uống thuốc. Sau mỗi 1 liệu trình tiến hành kiểm tra, nếu bình thường thì có thể ngừng thuốc, chưa bình thường thì tiếp tục uống liệu trình điều trị thứ 2.
– Chứng thích ứng: U cơ tử cung.
– Hiệu quả điều trị: Điều trị 60 ca, quan sát 1 ~3 liệu trình, chữa khỏi 43 ca, hiệu quả rõ 11 ca, hữu hiệu 4 ca, vô hiệu 2 ca.
+ Phương thuốc 9:
– Thành phần: Đảng sâm 20g, Hoàng kỳ 30g; Xuyên khung, Câu kỉ tử, Chế Hà Thủ ô, Mẫu đơn bì mỗi vị 15g; Đan sâm 25g, Sao Bạch truật, Phục linh, Dâm dương hoắc, Quế chi mỗi vị 10g; Toàn đương qui 20g, Chich cam thảo 8g.
– Cách dùng: Đem thuốc trên sắc nước uống, mỗi ngày 1 thang, phân 1 ~2 lần uống, 20 ngày là 1 liệu trình.
– Hiệu quả điều trị: Dùng phương này điều trị 85 ca bệnh tim mạch vành, sau khi dùng thuốc 1 ~2 liệu trình, hiệu quả rõ 53 ca, hữu hiệu 32 ca.

Keine Kommentare:

Kommentar veröffentlichen