Xoa bóp bấm huyệt chữa đau Cổ Vai Gáy


http://besucherzähler-counter.com  ► Trở về trang chủ 
Đau cổ, gáy là bệnh hay gặp trên lâm sàng, bệnh liên quan đến bệnh lý đốt sống cổ . Bệnh thường gặp ở người già và tuổi trung niên.

Phương pháp xoa bóp điều trị đau vai gáy

Đau vai gáy là hội chứng đau từ cổ gáy tới vai,  có khi lên mang tai, thái dương hoặc xuống tay, người bệnh hay bị đau một bên và đau mạnh nhất vào buổi sáng thức dậy. Để giảm hội chứng này bạn có thể áp dụng phương pháp xoa bóp rất dễ thực hiện dưới đây.

Vai gáy thường đau ơ đâu và đau như thế nào?

Vị trí đau thường là từ cổ gáy đến vai, thường là một bên, có khi lan lên mang tai, thái dương hoặc xuống tay. Đau có thể khởi phát đột ngột sau khi ngủ dậy, sau khi làm việc ở một tư thế liên tục. Đau có thể làm hạn chế cử động cổ, khó quay đầu sang bên. Sờ nắn thường đau nhiều hơn. Đau có thể tăng khi gặp lạnh, khi đứng, đi, ho, hắt hơi, vận động cột sống cổ; giảm khi nghỉ ngơi.
Đau vai gáy do tư thế được Y học cổ truyền quan niệm thuộc chứng Kiên bối thống. Thống tức là đau, Kiên là vùng vai; Bối là vùng lưng. Nguyên nhân do đầu, cổ bất động lâu, tư thế sai, các kinh lạc đi qua vùng sau cổ gáy bị tắc trở, khí huyết không lưu thông. Điều trị chủ yếu làm cho thông kinh hoạt lạc, khí huyết lưu thông.

Kỹ thuật xoa bóp điều trị đau vai gáy


  • Tư thế: người bệnh ngồi, người xoa bóp đứng sau lưng người bệnh, hoặc người bệnh nằm người xoa bóp ngồi phía trên đầu người bệnh.
  • Thoa bột talc hoặc dầu trơn một lớp vừa phải lên da vùng cổ vai.
  • Xoa: dùng các ngón tay di chuyển lướt trên da nhẹ nhàng theo vòng tròn từ cổ gáy đến vai 2 bên.
  • Day: dùng ngón tay cái ấn xuống da rồi di động chậm theo đường tròn từ cổ gáy đến vai bên đau (H.1).
  • Lăn: dùng các khớp bàn ngón tay vừa ấn vừa lăn vùng tam giác 3 huyệt: phong trì, đại chùy, kiên tĩnh(H.2).
  • Ấn các huyệt: phong trì, phong phủ, phế du, đốc du: dùng đầu ngón tay cái ấn vào huyệt, rồi giữ nguyên ngón cái khoảng 10 – 20 giây(H.3, 4, 5).
  • Bóp gáy, bóp vai: dùng ngón cái và các ngón kia ôm lấy khối cơ cổ gáy, cơ vai rồi bóp bằng 4 hoặc 5 ngón, vừa bóp vừa kéo thịt lên, không để thịt hoặc gân trượt dưới tay sẽ gây đau (H.6).
  • Vờn: dùng 2 bàn tay hơi cong bao lấy một khối cơ, chuyển động 2 tay ngược chiều nhau, kéo cả da thịt người bệnh chuyển động theo, khối cơ lay động giữa 2 bàn tay.
Bạn cần làm đều đặn phương pháp xoa bóp này mới có hiệu quả. Tuy nhiên nếu không thấy có dấu hiệu tiến triển gì bạn hãy đến bệnh viện xương khớp để điều trị.
Xem Video để tham khảo thêm


17

(SKDS) - Đau cổ, gáy là bệnh hay gặp trên lâm sàng, bệnh liên quan đến bệnh lý đốt sống cổ . Bệnh thường gặp ở người già và tuổi trung niên. Thời gian gần đây gặp cả ở người trẻ, nhất là khối văn phòng do làm việc nhiều với máy tính trong phòng điều hòa lạnh. Theo y học cổ truyền, do tấu lý sơ hở, phong hàn thấp thừa cơ xâm nhập gây tổn thương kinh lạc, cản trở lưu thông khí huyết, gây đau.
  1. Bài tập cơ bản
Bài tập cơ bản có tác dụng làm giảm đau vai, bắp tay và cánh tay. Bài tập này rất tốt cho những người bị trẹo cổ, cứng cổ khi vừa ngủ dậy.
Việc cần làm của bạn rất đơn giản đó là nằm ngửa, tay duỗi thẳng đặt song song thân và nhờ một người lót cuộn khăn đã chuẩn bị dưới vai.

Sau đó, bạn nhờ người nâng tay lên cao tạo thành góc vuông và nằm thư giãn trong 10-20 giây, hít sâu và thở nhẹ đều đặn.
Bài tập nâng cao
Bài tập này không chỉ giúp giảm đau toàn thân, nhất là đau vùng vai và cổ mà còn có công dụng thư giãn cột sống, giải tỏa đầu óc cho người hay phải ngồi làm việc, học tập liên tục.
Động tác thực hiện bài tập này cũng rất đơn giản. Bạn có thể áp dụng như sau:
+ Gác 2 chân lên ghế.
hoc-nguoi-nhat-cach-giam-dau-nhuc-xuong-khop-chi-bang-mot-chiec-khan-tam4
Đặt 2 chân lên ghế
+ Nằm ngửa và đặt chiếc khăn xuống dưới cổ. Thư giãn khoảng 10 – 20 giây, hít sâu và thở nhẹ đều đặn.
hoc-nguoi-nhat-cach-giam-dau-nhuc-xuong-khop-chi-bang-mot-chiec-khan-tam3
Đặt khăn tắm đã cuộn sẵn dưới cổ
+ Cuối cùng, nhấc khăn ra và giơ hai tay sang bên với tư thế thoải mái nhất. Hãy thư giãn thêm 20-30 giây để cảm nhận điều kỳ diệu xảy ta với các khớp, xương bị nhức mỏi của mình nhé!
hoc-nguoi-nhat-cach-giam-dau-nhuc-xuong-khop-chi-bang-mot-chiec-khan-tam2
Thư giãn cơ thể trong 20-30 giây sẽ giúp bạn giảm chứng đau nhức xương khớp nhanh chóng.
Bên cạnh bài tập giúp xoa dịu nhanh, hiệu quả bệnh đau nhức xương khớp bằng chiếc khăn tắm của người Nhật thì bạn cũng nên tìm hiểu, áp dụng bài thuốc thảo dược tự nhiên AN CỐT NAM của người Việt mình.
AN CỐT NAM là bài thuốc nam được lương y giàu kiến thức chuyên môn và kinh nghiệm của Phòng chẩn trị Y học Cổ truyền Tâm Minh Đường nghiên cứu và bào chế từ các loại thảo dược quý tự nhiên như: Thiên niên kiện, Nhũ hương, Đông trùng hạ thảo, Hương nhu tía,… Với liệu pháp trong uống ngoài xoa, AN CỐT NAM đã chữa khỏi tận gốc các bệnh thoái hóa cột sống, thoát vị đĩa đệm và gai cột sống cho rất nhiều bệnh nhân, trong đó có bệnh nhân khỏi hẳn bệnh chỉ sau 1 liệu trình là 10 ngày đến nay đã 3 năm chưa có dấu hiệu tái phát trở lại.
=>> Tìm hiểu chi tiết An Cốt Nam bài thuốc tốt nhất hiện nay đặc trị bệnh thoái hóa cột sống đến 85%
>>> Chia sẻ kinh nghiệm thực tế chữa bệnh thoát vị đĩa đệm tại: Bệnh thoát vị đĩa đệm
Các bước tiến hành: Xoa Bóp
Người bệnh ngồi trên ghế, người chữa đứng sau lưng bệnh nhân, lần lượt làm các thao tác sau:
- Xoa, xát vùng cổ và vùng lưng phía dưới cổ giữa hai bả vai, hai bên vai của người bệnh, day từ nhẹ tới mạnh cho tới khi nóng lên.
- Day vùng cổ: dùng ngón giữa tay phải bấm day vào giữa các đốt xương sống cổ từ trên xuống khoảng 3 - 5 phút.
 Day vùng cổ chữa đau cổ gáy.
- Lăn vùng vai gáy 2, 3 phút.
- Bóp các khối cơ vùng cổ từ trên xuống dưới, từ cổ tới mỏm vai, đặc biệt đối với chỗ đau, vừa làm vừa vận động nhẹ cổ bệnh nhân, thời gian 3 - 5 phút.
- Bấm huyệt giáp tích vùng gáy của bệnh nhân từ trên xuống, làm khoảng 3-5 phút (từ các đốt xương sống cổ sang ngang khoảng 0,5 - 1 tấc (còn gọi là thốn).
- Tìm điểm đau nhất của bệnh nhân, sau đó, dùng ngón tay cái hoặc ngón giữa day ấn các điểm này trong khoảng 3 phút. Kết hợp bảo bệnh nhân quay cổ sang phải, sang trái 3 lần.
- Day bấm các huyệt phong trì (từ xương chẩm C1 đo ra ngoài 2 thốn), phong phủ (chỗ lõm giữa gáy và ở trên chân tóc gáy 1 thốn), đại chùy (ở dưới xương to ở cổ), kiên tỉnh (trung điểm của đường nối huyệt đại chùy và điểm cao nhất của đầu ngoài xương đòn), lạc chẩm (giữa hai xương bàn tay 2 và 3 mu bàn tay), a thị của bệnh nhân, mỗi huyệt day ấn khoảng 1 phút.
- Xoa vuốt cánh tay: dùng lòng bàn tay phải xoa vuốt tay trái từ trên vai xuống khớp khuỷu khi nóng lên thì đổi tay.
- Vỗ cánh tay: chụm khít các ngón tay và bàn tay vỗ bên cánh tay kia và ngược lại.
- Đấm cánh tay: nắm tay lại thành quyền, đấm lên cơ bắp cánh tay kia 3 - 5 phút rồi chuyển tay.
 Day bấm huyệt phong trì.
- Nghiêng cổ: cẳng tay người chữa để sát bên cổ trái người bệnh, tay kia làm động tác nghiêng cổ sang trái 3-5 lần, sau đó chuyển làm tiếp bên cổ phải.
- Ngửa cổ: cẳng tay người chữa để ở sau gáy người bệnh, tay kia để ở trán, làm động tác ngửa cổ, cúi cổ 3-5 lần.
- Vận động cổ: một tay đỡ cằm, tay kia giữ đầu, hai tay phối hợp nhẹ nhàng vận động đầu bệnh nhân qua phải, qua trái với góc độ tăng dần, khi cảm thấy cơ mềm có thể dùng lực hơi mạnh lắc đầu bệnh nhân sang phải và về phía sau, tiếp tục làm tương tự phía bên trái.

Phòng bệnh: Khi làm việc không cúi đầu quá lâu, không gối đầu cao quá.
TS. BSCKII. Dương Trọng Nghĩa (Bệnh viện YHCT TW)

Keine Kommentare:

Kommentar veröffentlichen